Home » Kiến Thức » Thủ Tục Xuất Khẩu Sầu Riêng

Thủ Tục Xuất Khẩu Sầu Riêng

sau-rieng-banner
5/5 - (50 bình chọn)

Theo báo cáo từ Million Insights, quy mô Thị trường Trái cây Sầu riêng toàn cầu được dự báo đạt 28,6 tỷ USD vào năm 2025 và đạt tốc độ CAGR 7,2% trong giai đoạn dự báo từ 2019 đến 2025.

Sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu rất được ưa chuộng trên thị trường Quốc tế và chiếm tỷ trọng nhập khẩu cao trong những năm gần đây. Vậy nên, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại Việt Nam rất quan tâm đến thủ tục xuất khẩu loại trái cây này.

Vậy sầu riêng xuất khẩu cần đạt tiêu chuẩn và tuân theo quá trình nào là những kiến thức mà Sầu Riêng Gia Lai muốn chia sẻ đến quý khách hàng để có thêm kinh nghiệm, hiểu biết trong kế hoạch xuất khẩu sầu riêng sang nước bạn.

xuat-khau-sau-rieng-2

Sầu riêng là mặt hàng trái cây xuất khẩu trọng yếu

Thủ tục xuất khẩu sầu riêng:

  1. Mã HS của sầu riêng

QUẢ VÀ QUẢ HẠCH (NUTS) ĂN ĐƯỢC; VỎ QUẢ THUỘC HỌ CAM QUÝT HOẶC CÁC LOẠI DƯA.

Quả sầu riêng 08106000
  1. Làm Giấy kiểm dịch thực vật

Sầu riêng là loại thực phẩm không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, vì thế có thể xuất khẩu mặt hàng này như mọi hàng hóa thông thường khác. Căn cứ Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng rau, củ quả thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Trước khi xuất khẩu, quý khách cần làm Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) cho mỗi lô hàng.

  1. Chứng nhận xuất xứ xuất khẩu sầu riêng

Khi xuất khẩu mặt hàng thực phẩm, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm giấy chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ.

Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ CO theo form trong Hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định.

  1. Thủ tục hải quan xuất khẩu sầu riêng

Chứng từ khai báo hải quan khi xuất khẩu sầu riêng :

  • Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill Of Lading (Vận đơn)
  • Sales Contract (Hợp đồng thương mại)
  • Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).

Lưu ý: Đối với mặt hàng sầu riêng xuất khẩu, để đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.

  1. Các loại thuế khi xuất khẩu sầu riêng

– Thuế VAT: theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với các mặt hàng xuất khẩu là 0%

– Thuế xuất khẩu: sầu riêng không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Do đó, khi xuất khẩu sầu riêng, các đơn vị xuất khẩu không cần phải nộp thuế.

Những Lưu Ý khi vận tải hàng sầu riêng xuất khẩu:

xuat-khau-sau-rieng-1

Sầu riêng xuất khẩu cần đảm bảo đáp ứng hiệu quả về chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.

  • Sầu riêng là mặt hàng rất dễ bị hư hỏng, bị va đập mạnh trong quá trình vận tải nên khi bốc dỡ hàng hóa, đơn vị vận tải cần dán tem để phân loại vào hàng hóa đặc biệt (cần nhẹ tay, cẩn thận)
  • Không nên dồn, ép quá nhiều sầu riêng vào một thùng
  • Không nên vận chuyển sầu riêng với các loại hàng hóa khác vì mùi có thể bám vào các loại hàng hóa để chung
  • Nên bọc sầu riêng cẩn thận, kỹ càng để hạn chế hư hỏng khi vận tải dài ngày

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

About Nguyễn Hùng

Hùng là một người con của Pleiku – Gia Lai. Sinh ra và lớn lên từ vùng đất cao nguyên, Hùng đã gắn bó với cây sầu riêng từ nhỏ. Với niềm đam mê dành cho sầu riêng, Hùng lập ra Blog này, mong muốn mọi người yêu thích sầu riêng trên khắp Việt Nam, có cơ hội được thưởng thức những quả sầu riêng tươi ngon và an toàn đến từ vùng đất bazan màu mỡ nơi đây!

Bạn đang ở đâu? Hùng FREE Ship Sầu Riêng đến nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top